Đề xuất thời gian thực hiện Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê quốc gia

14/09/2022, 08:41

Đây là một trong những nội dung tại dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê quốc gia” mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân.

Ảnh minh họa.

Theo dự thảo, thời gian thực hiện của đề án từ năm 2023 đến năm 2030. Đề án chia thành hai giai đoạn thực hiện, cụ thể như sau:

Giai đoạn 1 (2023-2025): Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách, các quy định, quy chế về xây dựng, triển khai và quản lý cơ sở dữ liệu (CSDL) thống kê quốc gia.

Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin bảo đảm triển khai hệ thống CSDL thống kê quốc gia. Xây dựng hệ thống CSDL thống kê quốc gia;

Giai đoạn 2 (2026-2030): Tích hợp các CSDL với CSDL thống kê quốc gia. Xây dựng hệ thống bảo đảm an toàn an ninh thông tin cho hệ thống CSDL thống kê quốc gia.

Hoàn thiện hệ thống CSDL thống kê quốc gia đưa vào vận hành khai thác và sử dụng. Đào tạo, tăng cường năng lực công chức thực hiện việc quản lý, vận hành và khai thác hệ thống CSDL thống kê quốc gia.

Dự thảo nêu rõ các nhiệm vụ chủ yếu gồm:

- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách, các quy định, quy chế về xây dựng, triển khai và quản lý cơ sở dữ liệu thống kê quốc gia;

- Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin bảo đảm triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu thống kê quốc gia;

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thống kê quốc gia;

- Tích hợp các cơ sở dữ liệu với cơ sở dữ liệu thống kê quốc gia;

- Vận hành và khai thác hệ thống cơ sở dữ liệu thống kê quốc gia;

- Đào tạo, tăng cường năng lực công chức thực hiện việc quản lý, vận hành và khai thác hệ thống cơ sở dữ liệu thống kê quốc gia.

Mục tiêu của Đề án nhằm xây dựng, quản lý, cập nhật, vận hành CSDL thống kê quốc gia tập trung và cung cấp thông tin thống kê chính thức bảo đảm tính thống nhất, chính xác, kịp thời, đầy đủ phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, hoạch định chính sách, phát triển kinh tế - xã hội của lãnh đạo các cấp từ trung ương đến địa phương và đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của toàn xã hội, góp phần quan trọng trong tiến trình xây dựng Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số; thực hiện minh bạch hóa và nâng cao tính giải trình của dữ liệu thống kê; tạo thuận lợi để Thống kê Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực ASEAN vào năm 2030, trở thành hệ thống thống kê hiện đại trên thế giới vào năm 2045.

PV

Theo lsvn.vn

Thời gian đăng: 13/09/2022 14:42

Nguồn