Bộ Công Thương vừa có Quyết định ban hành Chương trình Chuyển đổi số giai đoạn 2022-2025 nhằm đẩy mạnh việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ điện tử tại các đơn vị thuộc Bộ Công Thương trên cơ sở cải cách hành chính, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm.
Trong 2 năm qua, ngành KH&CN đã chủ động hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại địa phương thông qua các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ.
Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 20/2021/TT-BYT quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế. Theo đó, cơ sở y tế phải thực hiện các biện pháp hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng 1 lần, túi nylon khó phân huỷ nhằm giảm thiểu phát sinh chất thải nhựa.
Ngày 30/11, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Công Thương, Ủy ban Năng lượng gió toàn cầu (GWEC) tổ chức Diễn đàn Công nghệ và Năng lượng Việt Nam 2021.
Sau khi biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 xuất hiện gây nhiều quan ngại, các hãng dược phẩm hàng đầu thế giới đã khẩn trương đánh giá hiệu quả của các vaccine phòng COVID-19 hiện có đối với biến thể nguy hiểm này.
Gặp gỡ các doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản trong lĩnh vực chuyển đổi số, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chuyển đổi số là xu thế tất yếu, Chính phủ sẽ định hướng, dẫn dắt quá trình này để huy động hợp tác công-tư, lấy người dân là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu, là động lực của sự phát triển.
Trong khuôn khổ Ngày hội "Tiếp sức ngày trở lại" cho thanh niên công nhân và người lao động tại Khu Chế xuất Linh Trung 1, TP. Thủ Đức diễn ra vào sáng 14/11, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Công ty Cổ phần Cung ứng nhân lực chất lượng cao - CLC triển khai Ứng dụng công nghệ số i-HR trên hệ điều hành iOS và Android.
Vào lúc 9 giờ 06 phút (giờ Hà Nội) ngày 9/11, vệ tinh NanoDragon - được nghiên cứu, thiết kế, chế tạo 100% tại Việt Nam - đã tách thành công khỏi tên lửa Epsilon-5 của Nhật Bản, đi vào quỹ đạo, bắt đầu làm việc trong không gian.
Sau 5 năm thực hiện, Chương trình “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ năng lượng” (mã số KC.05/16-20) đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, làm chủ và nâng cao trình độ công nghệ trong những lĩnh vực năng lượng tái tạo có tiềm năng lớn, góp phần bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia.
Ngày 29/10, tại Hà Nội, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam phối hợp với Bộ KH&CN tổ chức ra mắt Trung tâm Vật lý quốc tế (ICP) và Trung tâm quốc tế Đào tạo và Nghiên cứu Toán học (ICRTM).
Hơn 10 năm gần đây, có thể nói, chưa khi nào truyền thông KH&CN lại được nhấn mạnh trong các văn bản, chính sách phát triển KH&CN và đổi mới sáng tạo (ĐMST) ở nước ta như hiện nay.
Nghiên cứu áp dụng đổi mới công nghệ đào lò, khai thác vỉa mỏng bằng công nghệ khai thác thủy lực nhằm tiết kiệm tài nguyên an toàn, hiệu quả cải thiện môi trường làm việc vùng Quảng Ninh
Nhiều chuyên gia nhận định, đại dịch COVID-19 là chất xúc tác mạnh mẽ để các mô hình kinh doanh đột phá xuất hiện. Với những nỗ lực từ phía Chính phủ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số và tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, các start-up Việt sẽ có nhiều cơ hội để bứt phá khi hoạt động đầu tư dần phục hồi.
Mới đây, Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư 75/2021/TT-BTC quy định về quản lý tài chính thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030. Theo đó, việc đăng ký bảo hộ sáng chế và đăng ký bảo hộ, công nhận giống cây trồng mới sẽ được hỗ trợ 30 triệu đồng/đơn.
Y tế số không còn là khái niệm mới, nhưng nó vẫn luôn được đánh giá là lĩnh vực có tiềm năng phát triển mạnh mẽ. Ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế vẫn đang là “mỏ vàng” cần được khai thác, các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực này có nhiều cơ hội để nghiên cứu, phát triển và cung cấp nhiều giải pháp thông minh ra thị trường.
Đẩy mạnh việc gắn kết chính sách tín dụng chính sách xã hội (TDCSXH) với các hoạt động hỗ trợ chuyển giao khoa học và công nghệ, các chương trình khuyến nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, đào tạo nghề, các mô hình, chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội của địa phương để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn TDCSXH.
Cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp" năm 2021 - Startup Kite có nhiều ý tưởng, sản phẩm khởi nghiệp của sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đạt chất lượng tốt. Ban Giám khảo đã lựa chọn được 205 dự án (thuộc 59 trường nghề ở 33 tỉnh, thành phố) vào bán kết.